Xe Hơi Ấn Độ Vào Việt Nam

Xe Hơi Ấn Độ Vào Việt Nam

(KTSG Online) - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cơ quan này đang hoàn tất các thủ tục để trái sầu riêng có thể được xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Hiện tại, sầu riêng tươi Việt Nam đang xuất khẩu sang 24 thị trường trên thế giới.

(KTSG Online) - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cơ quan này đang hoàn tất các thủ tục để trái sầu riêng có thể được xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Hiện tại, sầu riêng tươi Việt Nam đang xuất khẩu sang 24 thị trường trên thế giới.

Tour du lịch Ấn Độ - Đền Taj Mahal

Taj Mahal là một trong 7 kỳ quan của thế giới, và đây chính là niềm tự hào của người Ấn Độ. Và có thể đến được đây trong chuyến du lịch Ấn Độ cũng là niềm tự hào của nhiều du khách. Đây là một lăng mộ cổ được xây dựng vào năm 1630 bởi vị hoàng đế Shal Jahan chung tình giành tình yêu cho hoàng hậu đã khuất Mumtaz Mahal. Du khách đi tour An Do sẽ được tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của lăng mộ, và chiêm ngưỡng công trình lăng mộ hoành tráng này.

Tour du lịch Ấn Độ - Quần đảo Lakshadweep

Quần đảo này sở hữu rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau bên bờ Đại Tây Dương. Khi đi tour Ấn Độ giá rẻ đến đây, bạn sẽ đắm chìm vào không gian biển đảo sinh động, tuyệt vời của nơi này. Những bờ cát trắng, làn nước xanh trong, mát rượi có thể thấy cả đấy, những khu rừng nhỏ xanh ươm… tất cả cùng tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng đích thực cho mọi du khách du lịch Ấn Độ.

Tour du lịch Ấn Độ - Gujarat

Chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua được mảnh đất Gujarat trù phú khi đi tour Ấn Độ. Cuộc sống nhộn nhịp sinh động của nơi đây sẽ cuốn bạn vào một vòng xoay của muôn vàn điều thú vị mà bạn phải trải qua trong đời một lần. Bên cạnh đó, ở Gujarat sở hữu rất nhiêu di tích, pháo đài cổ, công viên quốc gia… mà bạn không thể nào tham quan hết trong thời gian ngắn được. Bạn cũng có thể tham gia vào nhiều hoạt động ngoài trời thú vị như thể thao dưới nước, lễ hội truyền thống, leo núi…

Mumbai là một trong những thành phố sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất Ấn Độ.

Du lịch Ấn Độ đến với Delhi, du khách sẽ được tìm hiểu về một thủ đô có bề dày lịch sử ấn tượng của Ấn Độ. Ở Delhi có rất nhiều di tích của Hồi Giáo, Phật Giáo…và các công trình kiến trúc cổ như pháo đài Đỏ. Ngoại thành Delhi là một sự cuốn hút thực sự khi du khách tour Ấn Độ muốn trải nghiệm việc tản bộ qua Lodi Gardens, Purana Qila.

Tour du lịch Ấn Độ - Thác Nohsngithiang

Ngọn thác này còn được mệnh danh thác “7 chị em” với khung cảnh đẹp không thể nào diễn tả hết bằng lời được. 7 dòng thác tựa như 7 dải lụa từ thiên đường trải dài xuống một vùng đất xanh ngắt cỏ cây tạo cho ra những thước phim hùng vĩ mà chẳng kỹ xảo nào có thể tái hiện lại được.

Tour du lịch Ấn Độ - Ajanta &  Ellora

Du lịch Ấn Độ đến với hai địa danh này, bạn sẽ được dịp mở mang tầm mắt lẫn đầu óc với những tác phẩm, công trình nghệ thuật  Các tác phẩm này có từ gần cả ngàn năm về trước và mang đậm dấu ấn tôn giáo (Hindu, Jain hay Phật giáo…). Nơi đây cũng là quê hương của sản phẩm lụa Paithan cực kỳ nổi tiếng và đắt giá.

Nếu được gọi tên thiên đường hạ giới, bạn nhất định phải thăm Kashmir khi đi tour du lịch Ấn Độ.

Du lịch Ấn Độ tới Goa được xem là một chuyến du lịch biển thực thụ. Du khách tour Ấn Độ sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển tĩnh lặng khiến lòng người si mê, và cảm thấy vô cùng thoải mái.

Ai có thể ngờ rằng hố thiên thạch lại có thể tạo nên một kỳ quan tour Ấn Độ xinh đẹp như thế này.

Trên đây là tổng hợp những điểm đến hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch Ấn Độ. Ngoài ra còn rất nhiều thứ hấp dẫn khác ở Ấn Độ đang chờ đợi bạn khám phá đó chính là những lễ hội như lễ hội chợ Goa, lễ hội Holi, lễ hội Diwali, lễ hội Sukjkun Mela,…Du lịch Ấn Độ thực sự đem lại rất nhiều cảm xúc cho các du khách. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau chuẩn bị làm một tour Ấn Độ ngay nào.

Sáng ngày 10/4, tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ”, do Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội phối hợp với Bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác về giáo dục giữa hai nước, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu nhân dân Việt Nam-Ấn Độ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Đại sứ Ấn Độ Subhash Prasad Gupta cho biết mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục.

Ấn Độ nổi tiếng với hệ thống tri thức và giáo dục trải dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá khứ, các nhà sư và học giả Phật Giáo, bao gồm cả những người Việt, đã băng qua hàng ngàn dặm đường để đến Taxila, thánh địa của Phật giáo.

Theo ông Subhash Prasad Gupta, bất chấp những hạn chế về nguồn lực, Ấn Độ đã và đang chia sẻ kinh nghiệm phát triển, chuyên môn và kỹ thuật với các đối tác, trong đó có Việt Nam theo tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” - thế giới là một gia đình.

Đất nước Nam Á này đã cấp hơn 200 học bổng và các khóa đào tạo cho du học sinh viên thông qua các cơ chế hỗ trợ song phương. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã và đang xây dựng thêm nhiều cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ các trường học tại Việt Nam, chẳng hạn: thành lập Trung tâm Đào tạo Tiếng Anh Việt Nam-Ấn Độ (VICELT) tại Đà Nẵng vào năm 2007, tặng một chiếc máy tính hiệu năng cao cho Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2013, hỗ trợ xây dựng một công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Nha Trang.

Các trường đại học giữa hai nước cũng phối hợp tổ chức hoạt động trao đổi sinh viên, tư vấn giáo dục, định hướng nghề nghiệp. Năm ngoái, Ấn Độ đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội chợ Giáo dục nhằm khuyến khích trao đổi kiến thức giữa các học viện hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính phủ hai bên cũng đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn: công nghệ, nông nghiệp, an ninh, …. Vào năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Ấn Độ, trung tâm Nguồn lực Tiên tiến về công nghệ thông tin tại Hà Nội đã đi vào hoạt động. Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao Indira Gandhi cũng được thành lập với khoản hỗ trợ 150.000 USD của Ấn Độ.

Tại buổi tọa đàm, đại biểu tham dự đã được lắng nghe các bài tham luận về hợp tác giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ, những trải nghiệm học tập tại quốc gia này cũng như cơ hội việc làm của sinh viên bộ môn Ấn Độ học từ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên gia từ các tổ chức giáo dục Ấn Độ.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda, bà Monica Sharma đã giới thiệu về chương trình học bổng ICCR của Chính phủ Ấn Độ đến các sinh viên Việt Nam, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những lưu ý khi du học tại Ấn Độ.

Ông Subhash Prasad Gupta cho biết, với những tiến bộ hiện tại, Ấn Độ chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên Việt Nam. Hiện tại, quốc gia châu Á này giữ vị trí thứ hai về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng, cung cấp nền giáo dục chất lượng với mức chi phí phải chăng.

Bà Phan Lan Tú, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội cho biết sự kiện là cơ hội để tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhân dân hai nước. Bà mong muốn những ý kiến tại tọa đàm sẽ được Đại sứ quán Ấn Độ, các trường Đại học của Việt Nam quan tâm, qua đó góp phần tăng cường hợp tác về giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, thúc đẩy giao lưu Nhân dân, cũng như tăng cường tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.

Tesla đặt mục tiêu bán 20 triệu xe hơi điện mỗi năm vào năm 2030. Công ty cho biết mỗi xe bán ra sẽ góp phần giảm lượng khí CO2

Tesla khẳng định xe hơi không ống xả mang đến giải pháp thân thiện hơn với môi trường, thậm chí hơn rất nhiều nhờ chủ trương tái chế pin xe điện của công ty. Hiện tại có thể thấy các mẫu xe cũ khi vận hành sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn so với các mẫu mới, trong khi hệ thống lưới điện ngày càng “xanh” hơn – đúng thời điểm cuộc cách mạng EV diễn ra.

Trong Báo cáo Tác động 2020, Tesla cho biết động lực thúc đẩy công ty là tính bền vững, không chỉ thể hiện ở các sản phẩm mà còn là giá trị và sứ mệnh cốt lõi trên con đường phát triển của công ty. Bên cạnh đó cũng tác động tích cực đến khách hàng, nhân viên, cổ đông. Việc sử dụng pin sạc cho EV sẽ làm giảm lượng khí thải ra môi trường theo thời gian, Tesla cho biết.

Theo Tesla, 92% nguyên liệu trong pin có thể tái chế, trong đó gồm nhiều niken, đồng và coban, đồng thời nhấn mạnh các nhiên liệu hóa thạch chỉ sử dụng một lần. Những chất có trong tế bào pin lithium-ion sẽ ở đó mãi cho đến hết vòng đời sử dụng của xe.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng công đoạn bóc tách các chất từ tế bào pin không phải đơn giản, trong khi việc tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. Song song, EV chỉ đang trong giai đoạn sơ khai, khiến một số tỏ ra nghi hoặc rằng số pin tái chế chỉ chiếm khoảng 5%.

Phía Tesla cho biết công ty không bỏ đi bất kỳ pin lithium-ion đã qua sử dụng mà tái chế 100%. Mỗi nhà máy pin Tesla sẽ thực hiện công đoạn tái chế tại chỗ. Vì đóng vai trò tự sản xuất tế bào pin cho các sản phẩm xe, Tesla tin rằng công ty có nhiều ưu thế trong việc đẩy mạnh năng suất tái chế và thu hồi tối đa các nguyên liệu trong pin. Tesla còn nhận định chi phí tái chế sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với mua nguyên liệu mới từ thị trường.

Đẩy mạnh cải tiếnViệc xử lý pin lithium-ion là một vấn đề. Và việc sản xuất lại là vấn đề khác. Một báo cáo do viện Nghiên cứu môi trường Thụy Điển (IVL) thực hiện theo chỉ định của Cơ quan Năng lượng Thụy Điển, cho biết cứ mỗi kWh dung lượng pin được sản xuất sẽ thải ra 61-106 kg khí CO2. Con số chính xác tùy thuộc vào từng dây chuyền sản xuất và nhiên liệu sử dụng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều khả quan. Theo nhà nghiên cứu Erik Emilsson thuộc IVL, lượng khí thải ngày càng ít đi vì nhiều nhà máy sản xuất pin đã mở rộng quy mô và hoạt động hết công suất – giúp tối đa hiệu suất đối với mỗi đơn vị pin tạo ra. Ngoài ra, một số công đoạn sản xuất nhiều khả năng đang ứng dụng năng lượng điện sạch (hầu như không nhiễm hóa thạch), theo Emilsson.

Xu hướng sử dụng điện sạch trong sản xuất pin hiện rất ít nhưng dự kiến sẽ trở nên phổ biến. Hơn nữa, để duy trì lượng khí thải dưới mức 61kg, cần hạn chế các hoạt động khai thác các chất như lithium, coban, niken, mangan, song song với việc đẩy mạnh quy trình tái chế. Điều này đòi hỏi phải vượt qua thách thức lớn: lĩnh vực robot và tự động hóa cần đạt được bước đại nhảy vọt về công nghệ, theo kết luận từ báo cáo.

Phát biểu về vấn đề liên quan đến lượng khí thải ra trong suốt vòng đời xe hơi, Ryan Cornell từ Đại học Harvard cho biết xe truyền thống sử dụng động cơ đốt trong thải ra khoảng 69 tấn CO2 trong suốt vòng đời, tương đương với quãng đường 241.400km. Với vòng đời tương tự, EV chạy 100% bằng than sẽ thải ra 66 tấn CO2 – thực tế có thể cao hơn vì hầu như mọi lưới điện tại Mỹ đều chứa nhiều hơn một loại nhiên liệu hóa thạch.

Các pin lithium-ion ngày càng cải thiện với chi phí rẻ hơn: kích thước gọn hơn và nhiều dung lượng hơn kể từ thời điểm laptop được phát triển. Tesla còn cho biết pin do công ty sản xuất sẽ tồn tại lâu hơn cả tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, khi hàng chục triệu chiếc EV đưa vào sử dụng, toàn ngành phải tập trung rất nhiều vào công đoạn tái chế pin.

“Hiện tại trong số các xe đã đăng kiểm, các loại EV chạy pin đạt kết quả vượt trội về tiêu chuẩn khí thải so với xe truyền thống,” theo Rachel Muncrief, phó giám đốc Hội đồng Giao thông sạch Quốc tế. Bà còn cho biết sự khác biệt giữa hai loại xe sẽ càng rõ rệt nhờ các chính sách đẩy mạnh điện khí hóa và khử cacbon lưới điện.

Các lợi ích môi trường và chi phí từ EV sẽ tăng nhanh – đây cũng là mục tiêu cam kết của Tesla. Công ty cho biết chìa khóa dẫn đến thành công là tập trung vào tái chế, cải thiện công nghệ pin, và mở rộng cơ hội tiếp cận năng lượng tái tạo. Tin mừng là mọi việc đang theo đúng quỹ đạo.

Tesla báo cáo đã tái chế được 1.300 tấn niken, 400 tấn đồng, 80 tấn coban từ các viên pin của công ty sản xuất. Một viên pin Tesla có trọng lượng hơn 454kg, do đó khối lượng tái chế tương đương vài nghìn chiếc xe.

Hyderabad là một thành phố ở phía nam Ấn Độ, nằm bên sông Mūsi là thủ phủ của bang Telangana, đồng thời cũng là thủ phủ của bang Andhra Pradesh cho đến năm 2024. Thành phố Hyderabad là một trung tâm hành chính và thương mại. Thành phố cũng là trung tâm công nghiệp với các ngành sản xuất: bông, lụa, hàng dệt, thuốc lá, giấy, đồ gốm và kính. Phía bên hữu ngạn (bờ phải) của con sông là phố cổ. Dân số thành phố:3.632.094 người, còn dân số vùng đô thị là 6.112.250 người.

Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ[1], Hyderabad có dân số 3.449.878 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Hyderabad có tỷ lệ 69% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 74%, và tỷ lệ cho phái nữ là 65%. Tại Hyderabad, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.

Ở trong trung tâm thành phố là Char Minar, một toà nhà hình chữ nhật với bốn mái vòm mà dưới đó bốn tuyến phố chính giao nhau. Nhiều lâu đài được xây bởi các nizam, các nhà thờ Hồi giáo Jamma Masjid và Mecca cũng nằm trong phố cổ. Có năm cầu cầu bắc qua Mūsi đến tả ngạn nơi có khu dinh thự của Anh Quốc, bảng tàng bang, thư viện trung tâm bang. Thành phố cũng có một phòng thí nghiệm công nghiệp lớn. Các trường đại học ở Hyderabad là: Đại học Osmania (1918), Đại học Công nghệ Jawaharlal Nehru (1972).

Thành phố được thành lập năm 1589 và nó đã trở thành thủ đô của Nhà nước Hyderabad, một phiên quốc được cai trị bởi các Nizam từ năm 1724, dưới thời Ấn Độ thuộc Anh, Hyderabad trở thành phiên vương quốc giàu có nhất Tiểu lục địa Ấn Độ, bản thân người cai trị của nó là Nizam thứ 7 Mir Osman Ali Khan trở thành người giàu nhất thế giới ở thập niên 30 của thế kỷ XX, với khối tài sản hơn 200 tỷ Đô la Mỹ (tính theo thời giá hiện nay). Năm 1948 các lực lượng Ấn Độ đã sáp nhập nhà nước này và chiếm giữ thành phố. Sau đó dân ở đây đã tham gia một cuộc bỏ phiếu để gia nhập Cộng hòa Ấn Độ. Năm 1956, khi các bang của Ấn Độ được tổ chức lại trên cơ sở văn hóa và ngôn ngữ, Hyderābād và các huyện xung quanh đã trở thành một phần của bang Andhra Pradesh.

Từ năm 2014, một phần bang Andhra Pradesh được tách ra lập thành bang Telangana. Thành phố Hyderābād được chuyển thuộc và trở thành thủ phủ của bang Telangana. Tuy nhiên, thành phố vẫn được quy định là thủ phủ theo luật của bang Andhra Pradesh trong thời hạn 10 năm kể từ năm 2014 trước khi thủ phủ chính thức của bang này được quy định.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Ấn Độ Dương (Tiếng Anh: Indian Ocean) là đại dương có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ 75.000.000 km² hay 19,8% diện tích mặt nước trên Trái Đất.[4] Đại dương này được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran về hướng Bắc, bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương) về hướng Đông, cũng như bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi về phía Tây. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi của đại dương này được đặt theo Ấn Độ.[5][6][7][8] Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ XX còn gọi nó này là Tiểu Tây Dương.

Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ.[9] Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km²[10] bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³.[11]

Năm 1953, Tổ chức Thủy văn Quốc tế quy định rằng ranh giới của Ấn Độ Dương bao gồm Nam Đại Dương nhưng không bao gồm các biển rìa lục địa ở phía Bắc của nó. Năm 2000, tổ chức này tách Nam Đại Dương khỏi Ấn Độ Dương, đồng thời gộp các biển rìa lục địa ở phía Bắc vào đại dương này.[12][13] Ấn Độ Dương giáp Đại Tây Dương ở 20 độ kinh Đông và với Thái Bình Dương ở 146°49 độ kinh Đông. Về phía Bắc, Ấn Độ Dương (bao gồm cả các biển rìa lục địa) kết thúc ở xấp xỉ 30 độ vĩ Bắc trên vịnh Ba Tư.[13]

Ấn Độ Dương có diện tích 70.560.000 km2 (27.240.000 dặm vuông Anh) (bao gồm Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư và không bao gồm Nam Đại Dương), hay 19,5% bề mặt của tất cả các đại dương trên thế giới. Đại dương này có thể tích 264.000.000 km3 (63.000.000 mi khối) hay 19,8% tổng thể tích của tất cả các đại dương; với độ sâu trung bình 3.741 m (12.274 ft) và độ sâu tối đa 7.906 m (25.938 ft).[14]

Toàn bộ đại dương này nằm ở Đông Bán Cầu; điểm chính giữa Đông Bán Cầu, 90 độ kinh Đông, đi qua rãnh Ninety East.

Khác với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương không trải dài từ cực này đến cực kia của Trái Đất mà được các lục địa và quần đảo bao quanh ở ba phía, và vì thế có thể được xem như một vịnh khổng lồ. Trung tâm của đại dương này là bán đảo Ấn Độ. Mặc dù tiểu lục địa này có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử của Ấn Độ Dương, đại dương này vẫn là nơi giao thoa giữa nhiều khu vực thông qua các hoạt động giao thương và tôn giáo từ giai đoạn đầu của lịch sử loài người.[15]

Ở các rìa hoạt động, Ấn Độ Dương có độ sâu trung bình 19 ± 0,61 km (11,81 ± 0,38 mi) và độ sâu tối đa 175 km (109 mi). Ở các rìa thụ động, đại dương này có độ sâu trung bình 47,6 ± 0,8 km (29,58 ± 0,50 mi).[16] Các sườn lục địa có chiều rộng trung bình là 50,4–52,4 km (31,3–32,6 mi) lần lượt ở các rìa hoạt động và ở các rìa thụ động, và có độ sâu tối đa là 205,3–255,2 km (127,6–158,6 mi).[17]

Australia, Indonesia và Ấn Độ là ba quốc gia có đường bờ biển dài nhất và đặc khu kinh tế lớn nhất. Thềm lục địa chiếm 15% diện tích Ấn Độ Dương. Hơn 2 tỉ người sinh sống ở các quốc gia giáp với Ấn Độ Dương, con số này là 1,7 tỉ với Đại Tây Dương và 2,7 tỉ với Thái Bình Dương (một số quốc gia giáp với nhiều hơn một đại dương).[2]

Lưu vực của Ấn Độ Dương có diện tích 21.100.000 km2 (8.100.000 dặm vuông Anh) (hay 30% tổng diện tích đại dương này), gần như bằng đúng lưu vực của Thái Bình Dương và bằng một nửa lưu vực của Đại Tây Dương. Lưu vực của Ấn Độ Dương bao gồm khoảng 800 lưu vực nhỏ, bằng một nửa so với Thái Bình Dương, trong đó 50% nằm ở châu Á, 30% nằm ở châu Phi và 20% nằm ở châu Úc. So với các đại dương khác, các dòng sông đổ ra Ấn Độ Dương có chiều dài trung bình ngắn hơn (740 km (460 mi)), trong đó lớn nhất là sông Zambezi, sông Hằng-Brahmaputra, sông Ấn, sông Jubba, sông Murray, sông Shatt al-Arab, sông Wadi Ad Dawasir (một hệ thống sông đã khô cạn ở Bán đảo Ả Rập) và sông Limpopo.[18]

Sau khi lục địa Đông Gondwana tan rã và dãy Himalaya được hình thành, sông Hằng-Brahmaputra chảy vào đồng bằng Bengal, đồng bằng sông lớn nhất thế giới.[19]

Ấn Độ Dương có các biển rìa lục địa, vịnh và eo biển sau:[13]

Dọc theo bờ biển phía Đông Ấn Độ, eo biển Mozambique ngăn cách Madagascar khỏi lục địa châu Phi, còn biển Zanj thì nằm ở phía Bắc Madagascar.

Phía Bắc biển Ả Rập, Vịnh Aden được eo biển Bab-el-Mandeb nối với biển Đỏ. Trên Vịnh Aden, vịnh Tadjoura nằm ở Djibouti, còn eo biển Guardafui ngăn cách đảo Socotra khỏi Sừng châu Phi. Biển Đỏ kết thúc về phía Bắc ở vịnh Aqaba and vịnh Suez. Ấn Độ Dương được kết nối với Địa Trung Hải bởi kênh đào Suez.

Vịnh Oman và eo biển Hormuz nối biển Ả Rập với vịnh Ba Tư. Trên vịnh Ba Tư, vịnh Bahrain ngăn giữa Qatar và Bán đảo Ả Rập.

Dọc theo bờ biển phía Tây Ấn Độ, vịnh Kutch và vịnh Khambat nằm ở phía Bắc Gujarat, còn biển Laccadive thì ngăn giữa Maldives và điểm cực Nam của Ấn Độ.

Vịnh Bengal nằm ở ngoài khơi phía Đông Ấn Độ. Vịnh Mannar và eo biển Palk ngăn giữa Sri Lanka và Ấn Độ, còn cầu Adam thì ngăn cách vịnh và eo biển này. Biển Andama nằm giữa Vịnh Bengal và Quần đảo Andama.

Các eo biển Malacca, Sunda và Torres nằm trên đường bờ biển của Indonesia. Vịnh Carpentaria và vịnh Đại Úc lần lượt nằm ở ngoài khơi phía Bắc và phía Nam Australia.[20][21][22]

Khí hậu của Ấn Độ Dương có nhiều điểm độc đáo. Đại dương này chiếm phần lớn diện tích khu vực trung tâm của bể nước nóng nhiệt đới. Tương tác giữa bể nước nóng này và khí quyển tác động đến khí hậu trên quy mô cả khu vực lẫn toàn cầu. Gió mùa trên Ấn Độ Dương gây ra những biến động theo mùa cho các dòng hải lưu trên quy mô lớn, trong đó có việc đảo ngược hải lưu Somali và hải lưu Gió mùa Ấn Độ. Hiện tượng nước trồi xảy ra trên Nam Bán cầu ở gần Sừng châu Phi và bán đảo Ả Rập, cũng như trên Nam Bán cầu ở phía Bắc gió mậu dịch.

Ở phía Bắc xích đạo, Ấn Độ Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Các luồng gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4; còn các luồng gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Trên biển Ả Rập, gió mùa mang mưa đến cho tiểu lục địa Ấn Độ. Trên Nam Bán cầu, nhìn chung gió thổi nhẹ hơn, nhưng gần Mauritius có thể có những cơn bão mùa hè mạnh. Khi gió mùa đổi hướng, các đường bờ biển giáp với biển Ả Rập và vịnh Bengal có thể phải hứng chịu xoáy thuận.[23] Ấn Độ nhận được khoảng 80% tổng lượng mưa hàng năm vào mùa hè. Ở khu vực này, mưa đóng vai trò quan trọng đến mức nhiều nền văn minh tại đây đã diệt vong khi không được mùa mưa cung cấp đủ lượng mưa. Trong suốt thời tiền sử, mùa mưa ở Ấn Độ đã trải qua nhiều biến động to lớn, bao gồm một giai đoạn có lượng mưa lớn từ năm 33.500–32.500 BP; một giai đoạn khô hạn từ năm 26.000–23.500 BC; và một giai đoạn mưa yếu từ năm 17.000–15.000 BP, tương ứng với các sự kiện toàn cầu: Bølling-Allerød, Heinrich và Younger Dryas.[24]

Ấn Độ Dương là đại dương có nước biển ấm nhất trên thế giới.[25] Theo các số liệu về nhiệt độ đại dương, trong giai đoạn 1901–2012, nhiệt độ nước biển tại Ấn Độ Dương đã tăng lên 1,2 °C (34,2 °F) một cách nhanh chóng và liên tục (so với con số 0,7 °C (33,3 °F) ở vùng bể nước nóng).[26] Các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân của điều này là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra cũng như những thay đổi về tần suất và quy mô của hiện tượng El Niño.[26]

Ở phía Nam xích đạo (20-5°N), Ấn Độ Dương hấp thụ nhiệt vào mùa đông của Nam Bán cầu (từ tháng 6 đến tháng 10), và mất nhiệt vào mùa hè của Nam Bán cầu (từ tháng 11 đến tháng 3).[27]

Năm 1999, Thí nghiệm Ấn Độ Dương đã cho thấy ô nhiễm không khí do các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối ở Nam Á và Đông Nam Á (được biết đến với tên gọi mây nâu châu Á) đã lan đến tận đới hội tụ liên chí tuyến ở 60°N. Sự ô nhiễm này đã gây những hậu quả trên phạm vi khu vực lẫn toàn cầu.[28]

Vào mùa hè, Ấn Độ Dương là nơi tập trung nhiều sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du nhất trong số các đại dương nhiệt đới do có gió mùa thổi mạnh. Các luồng gió này gây ra hiện tượng nước trồi có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các vùng nước trên cao nơi có đủ ánh sáng để thực vật phù du có thể quang hợp. Sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du, nền tảng của lưới thức ăn dưới biển, đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái hải dương cũng như các loài cá lớn hơn. Trên tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ của toàn thế giới, Ấn Độ Dương chiếm tỉ trọng lớn thứ hai.[29] Các loại cá ở Ấn Độ Dương đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia giáp ranh với đại dương này về cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu. Các đoàn tàu đánh cá từ Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng tiến hành hoạt động khai thác tại Ấn Độ Dương mà chủ yếu là đánh bắt tôm và cá ngừ.[3]

Các nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ nước biển ngày càng tăng đang gây nguy hại đến hệ sinh thái của Ấn Độ Dương. Một nghiên cứu về những thay đổi ở thực vật phù du tại Ấn Độ Dương cho thấy số lượng sinh vật phù du ở đây đã giảm tới 20% trong vòng sáu thập niên vừa qua. Sản lượng đáng bắt cá ngừ cũng đã giảm 50–90% trong vòng một nửa thế kỷ vừa qua mà nguyên nhân chính là sự gia tăng trong hoạt động đánh bắt công nghiệp và nhiệt độ nước biển.[30]

Các loài động vật có vú và rùa đang trong tình trạng nguy cấp hoặc sắp nguy cấp ở Ấn Độ Dương bao gồm:[31]

Ấn Độ Dương chứa 9 hệ sinh thái biển lớn: Hải lưu Agulhas, Hải lưu Somali, Biển Đỏ, Biển Ả Rập, Vịnh Bengal, Vịnh Thái Lan, Thềm lục địa Trung Tây Australia, Thềm lục địa Tây Bắc Australia và Thềm lục địa Tây Nam Australia. Các rạn san hô ở đại dương này có tổng diện tích khoảng 200.000 km2 (77.000 dặm vuông Anh). Trên các đường bờ biển bao quanh Ấn Độ Dương có các bãi biển và vùng gian triều có tổng diện tích 3.000 km2 (1.200 dặm vuông Anh), cũng như 246 cửa sông lớn. Các khu vực nước trồi có diện tích nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng. Các ruộng muối siêu mặn tại Ấn Độ có tổng diện tích từ 5.000–10.000 km2 (1.900–3.900 dặm vuông Anh) và những loài sinh vật đã thích nghi với môi trường như vậy, chẳng hạn như Artemia salina và Dunaliella salina, có vai trò quan trọng với các loài chim.[32]

Các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn là những hệ sinh thái phong phú nhất tại Ấn Độ Dương với hơn 20 tấn cá trên một kilômét vuông. Tuy nhiên, các hệ sinh thái này đang chịu ảnh hưởng của sự đô thị hóa khi các khu vực dân cư xung quanh đạt mật độ dân số lên tới vài nghìn người trên một kilômét vuông. Các kỹ thuật đánh bắt thủy sản tiên tiến cũng có khả năng phá hủy các hệ sinh thái này, trong khi sự gia tăng nhiệt độ nước biển thì gây tẩy trắng san hô.[33]

Các khu rừng ngập mặn tại Ấn Độ Dương có tổng diện tích 80.984 km2 (31.268 dặm vuông Anh), hay gần một nửa toàn bộ diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, trong đó 42.500 km2 (16.400 dặm vuông Anh) hay 50% nằm ở Indonesia. Rừng ngập mặn có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và đã thích nghi với nhiều môi trường sống ở đây, nhưng đại dương này cũng là nơi rừng ngập mặn đang bị phá hủy môi trường sống nhiều nhất.[34]

Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương được tìm thấy ở ngoài khơi Nam Phi vào những năm 1930. Cuối những năm 1990, cá vây tay Indonesia được tìm thấy ở ngoài khơi Đảo Sulawesi, Indonesia. Phần lớn các loài cá vây tay còn tồn tại được phát hiện ở Comoros. Sau hàng triệu năm, cá vây tay đã tiến hóa để sống được ở những môi trường khác nhau — lá phổi thích nghi với các vùng nước nông và mặn đã tiến hóa thành vây thích nghi với các vùng nước sâu.[35]

Trong các tuyến đường biển của thế giới, các tuyến đường trên Ấn Độ Dương được xem là có tầm quan trọng chiến lược lớn nhất. Trên tổng lượng dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển, 80% được chuyên chở qua đại dương này cũng như các điểm án ngữ của nó, trong đó 40% đi qua eo biển Hormuz, 35% đi qua eo biển Malacca và 8% đi qua eo biển Bab el-Mandab.[36]

Trên Ấn Độ Dương có những tuyến đường biển lớn kết nối các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Đáng chú ý, các tuyến đường này chuyên chở một lượng lớn dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ bắt nguồn từ các mỏ dầu tại Vịnh Ba Tư và Indonesia. Moột trữ lượng lớn hydrocarbon cũng đang được khai thác ngoài khơi Ả Rập Xê Út, Iran, Ấn Độ và Tây Úc. Theo ước tính, 40% sản lượng dầu mỏ ngoài khơi của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương.[3] Các bãi biển giàu khoáng vật cũng như các quặng ngoài khơi đang được khai thác bởi các quốc gia tiếp giáp Ấn Độ Dương, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan.

Đặc biệt, con đường tơ lụa trên biển đi qua Ấn Độ Dương là nơi diễn ra một phần lớn hoạt động giao thương bằng container của toàn thế giới và tiếp tục đóng vai trò quan trọng với giao thương quốc tế, một phần nhờ sự hội nhập với châu Âu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và một phần khác nhờ những khởi xướng từ phía Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã và đang đầu tư vào nhiều cảng trên Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Gwadar, Hambantota, Colombo và Sonadia. Đã có nhiều tranh luận được dấy lên về ý đồ chiến lược của những khoản đầu tư này.[37] Trung Quốc cũng đang đầu tư và nỗ lực tăng cường giao thương ở Đông Phi cũng như tại các cảng ở châu Âu như Piraeus và Trieste.[38][39][40]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về