Mã Ngành Công Nghệ Thông Tin Trường Công Nghiệp Hà Nội 2023

Mã Ngành Công Nghệ Thông Tin Trường Công Nghiệp Hà Nội 2023

Xem thêm các ngành trực thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin:

Xem thêm các ngành trực thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin:

Ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao tại Đại học Hà Nội có gì?

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao tại Đại học Hà Nội là chương trình đào tạo tiên tiến hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên được học hài hòa giữa đào tạo cơ bản và đào tạo công nghệ thực tiến, giữa lý thuyết và thực hành; nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm của sinh viên để làm tăng tính cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Tại Đại học Hà Nội, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, bám sát với yêu cầu của thị trường lao động. Chương trình đào tạo nắm bắt được xu hướng mới của thời đại, tích hợp kiến thức công nghệ thế giới quan tâm như: Trí tuệ nhân tạo, Xử lý dữ liệu, Điện toán đám mây, An toàn thông tin,…

Riêng sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin tại trường sẽ được đào tại 02 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật để thuận tiện khi làm việc trong ngành CNTT.

Đội ngũ giảng viên đều là các Phó Giáo Sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học cao đã được bài bản ở các nước tiên tiến, hoặc đang giảng dạy tại các trường đại học chất lượng cao. Ngoài ra còn có sự tham gia của chuyên gia đầu ngành đang công tác tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin lớn.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin tại trường có cơ hội nhận học bổng của doanh nghiệp trong và ngoài nước; được tham gia các chương trình du học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại các trường đại học uy tín ở nước ngoài, tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại doanh nghiệp lớn,…

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ chuyển đổi, xử lý, bảo vệ, truyền và thu thập thông tin. Mục đích của việc làm này là phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần mềm, phần cứng để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Người vận hành những công việc này được gọi là IT (viết tắt của Information Technology).

Sinh viên có thể chọn lựa nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng. Đi sâu về kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và cách mạng 4.0 trên thế giới cũng như tại Việt Nam khiến nguồn lao động trong ngành này trở nên khan hiếm. Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường lao động nội địa, khu vực và quốc tế do đó sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Người học có thể làm việc tại các vị trí như:

– Chuyên viên tư vấn phần mềm, kỹ sư cầu nối, chuyên viên chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Công nghệ thông tin Nhật bản.

– Lập trình viên, nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống thông tin quản lý.

– Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

– Nghiên cứu chuyên sâu về ngành Công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu.

– Giảng viên đại học về ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học.

Ngành Công nghệ thông tin hứa hẹn là ngành học vô cùng “hot” trong thời điểm hiện tại và trong tương lai được nhiều học sinh và phụ huynh chọn lựa. Đừng ngần ngại mà bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp tương sáng này nếu bạn đam mê và yêu thích ngành Công nghệ thông tin nhé.

Website: http://www.fithou.edu.vn

Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây

Công nghệ Thông tin (CNTT) là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng CNTT vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã, đang và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ CNTT có vai trò rất lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội – đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động đến toàn thế giới hiện nay.

Quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, việc chọn học ngành CNTT chính là lựa chọn hàng đầu để làm chủ tương lai.

Quang cảnh lớp học Ngành Công nghệ Thông tin

Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn với các thông tin cụ thể về Ngành như sau:

1. Thời gian đào tạo: 4 năm (khối lượng 150 tín chỉ)

2. Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), sinh viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.

3. Bằng cấp: Kỹ sư Công nghệ thông tin

– Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

– Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…

– Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.

5. Các chuyên ngành: Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:

– Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng

– Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng

– Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …

– Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA)

– Kỹ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn (Big Data)

– Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT

– Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX)

– Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng…

– Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác

Review Ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao tại Đại học Hà Nội: Sức hấp dẫn không thể chối từ

Sự phát triển chóng mặt của ngành Công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 dẫn đến nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành này. Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo uy tín về ngành này, trong đó không thể kể đến Ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Hà Nội.