Viện Đào Tạo Dưỡng Sinh Đông Y Tuấn Bẻm

Viện Đào Tạo Dưỡng Sinh Đông Y Tuấn Bẻm

Học Dưỡng sinh Đông y Trung Hoa ở đâu chất lượng? Giáo trình ở đâu uy tín nhất? Hãy đến với Học Viện Dưỡng Sinh Đông Y nếu bạn yêu thích và đam mê nghề spa, làm đẹp, dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe. Muốn có công việc ổn định, thu nhập cao và làm việc lâu dài. Khóa đào tạo Kỹ thuật viên spa trị liệu dưỡng sinh đông y sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho người mới bắt đầu, các bạn kỹ thuật viên muốn nâng cao tay nghề hay chủ spa, hãy cùng Học viện Dưỡng sinh Đông y tìm hiểu xem khóa học này có điểm gì đặc biệt so với những khóa học tại các trung tâm, trường học khác nhé !

Học Dưỡng sinh Đông y Trung Hoa ở đâu chất lượng? Giáo trình ở đâu uy tín nhất? Hãy đến với Học Viện Dưỡng Sinh Đông Y nếu bạn yêu thích và đam mê nghề spa, làm đẹp, dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe. Muốn có công việc ổn định, thu nhập cao và làm việc lâu dài. Khóa đào tạo Kỹ thuật viên spa trị liệu dưỡng sinh đông y sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho người mới bắt đầu, các bạn kỹ thuật viên muốn nâng cao tay nghề hay chủ spa, hãy cùng Học viện Dưỡng sinh Đông y tìm hiểu xem khóa học này có điểm gì đặc biệt so với những khóa học tại các trung tâm, trường học khác nhé !

HÃY ĐẾN VỚI HỌC VIỆN DƯỠNG SINH ĐÔNG Y

– Với đội ngũ cố vấn chuyên môn, giảng viên kỳ cựu, tài năng và nhiệt huyết, có hiểu biết sâu, sẵn sàng chia sẻ và truyền đạt mọi kiến thức trong nghề, là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dưỡng sinh đông y tại Việt Nam, có trên 10 năm kinh nghệm, từng đào tạo trực tiếp hàng trăm hàng nghìn học viên, chủ spa trên toàn quốc.

CÙNG TÌM HIỂU CÁC KHÓA HỌC TẠI HỌC VIỆN DƯỠNG SINH ĐÔNG Y

– Chăm sóc Da: Trị mụn, Nám, Phục hồi da

– Chăm sóc vùng đầu: Gội đầu thường, Thủ đạo thang, Trị liệu vùng đầu, Chuẩn đoán vùng đầu.

– Dưỡng sinh cơ bản: Liệu pháp Vai Cổ Gáy, Cạo gió mặt, Bài phong, Giác hơi, Diện chuẩn,…

– Dưỡng sinh tạng phủ: Tim, Gan, Phổi, Thận, Tỳ vị

– Dưỡng sinh chuyên sâu: Mông, Ngực, Phụ khoa, Bàng quang kinh

NHỮNG LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC VIỆN DƯỠNG SINH ĐÔNG Y

– Lộ trình đào tạo bài bản, cập nhật đầy đủ những kiến thức từ lý thuyết tới thực hành.

– Cam kết 100% học viên có việc làm sau khi đào tạo.

– Giảng viên có trên 10 năm kinh nghiệm, từng là cố vấn cấp cao, giảng viên đào tạo tại các chuỗi spa lớn nhất Việt Nam hiện nay.

– Được đào tạo theo giáo trình quốc tế kết hợp với thực tế tại Việt Nam, luôn cập nhật theo yêu cầu của xã hội.

– Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đầy đủ trang thiết bị

– Thực hành trực tiếp trên khách hàng, mẫu thật

– Phương pháp giảng dạy hiệu quả, hơn 80% là thực hành trực tiếp

– Không phát sinh chi phí trong suốt quá trình học để đảm bảo cho học viên yên tâm, vững trí khi học tập

⏰ Giờ làm việc: 8h30 – 18h00 hàng ngày

🏦 Số 19 Phố Sơn Tây, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Để không bỏ lỡ các quyền lợi được hưởng do bị mất việc làm, người lao động cần liên hệ với doanh nghiệp để nhận lại hồ sơ, giấy tờ. Vậy người lao động khi nghỉ việc cần lấy giấy tờ gì?

(1) Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động

Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi. (2) Sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng

Hiện nay, khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 01 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình. Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.

Khi nghỉ việc, người lao động phải nhớ lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền bảo hiểm xã hội 1 lần sau này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi nhận sổ BHXH cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 01 - 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Đặc biệt, ngay cả khi đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt. Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mỗi người lao động không được trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 01 - 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình không chốt và trả lại sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Link truy cập: https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/khi-nghi-viec-can-lay-giay-to-gi-562-90618-article.html

Cùng với hóa đơn thì chứng từ là loại tài liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, chứng từ là gì, chứng từ gồm những loại nào và chứng từ có những nội dung gì?

Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp.

Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”.

Theo đó, hình thức chứng từ gồm chứng từ điện tử hoặc chứng từ đặt in, tự in, cụ thể:

- Chứng từ điện tử: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

- Chứng từ đặt in, tự in: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

Ngoài chứng từ được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như trên thì Luật Kế toán 2015 cũng có giải thích về chứng từ kế toán như sau:

“Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”.

2. Các loại chứng từ kế toán cần biết

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:

(1) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là giấy tờ, văn bản cấp cho cá nhân được khấu trừ thuế thu nhập theo quy định của pháp luật. Đây là giấy tờ quan trọng với nội dung chính là ghi nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ thuế và số thuế đã khấu trừ.

Trong đó, biên lai được chia thành các loại như sau:

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

(3) Các loại chứng từ khác trong quản lý thuế, phí, lệ phí trong trường hợp có yêu cầu khác (loại chứng từ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn thực hiện).

Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung như sau:

- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế).

- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam).

- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.

- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

Nội dung biên lai gồm các thông tin sau:

- Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

- Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.

- Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:

- Liên (phần) 1: Lưu tại tổ chức thu.

- Liên (phần) 2: Giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí.

Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.

- Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.

- Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Ngày, tháng, năm lập biên lai.

- Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.

- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).

Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Link truy cập: https://luatvietnam.vn/media-luat/thu-tuc-tach-thua-sang-ten-627-91052-article.html