Các nghề thủ công ở Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa lúa nước thời xưa khi ông cha ta có thói quen tự chế tạo cho bản thân và gia đình những công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, công việc đồng áng và nghỉ ngơi thư giãn. Những sáng tạo đơn thuần đó được gìn giữ từ đời này sang đời kia và được mở rộng dần giúp hình thành nên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Các nghề thủ công ở Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa lúa nước thời xưa khi ông cha ta có thói quen tự chế tạo cho bản thân và gia đình những công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, công việc đồng áng và nghỉ ngơi thư giãn. Những sáng tạo đơn thuần đó được gìn giữ từ đời này sang đời kia và được mở rộng dần giúp hình thành nên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã có hàng trăm năm truyền đời. Xưa kia sản phẩm chủ yếu của làng nghề là lưỡi cày và một số sản phẩm dân dụng khác, được tạo ra từ việc thổi lò bằng ống hơi và đẩy bằng tay trong các hộ gia đình.
Năm 1938 có một con tàu ngoại quốc vào “ăn hàng” tại cảng Hải Phòng và bị hỏng bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là “con rùa đối trọng”, nặng khoảng 1 tấn. Nhận được thông tin này, bằng lòng say mê lao động và kinh nghiệm bao năm trong nghề, chủ lò của làng đã xin mẫu về đúc thử. Các bễ nấu trong làng được tập trung thành 8 lò nổi lửa liên tục.
Dưới bàn tay những người thợ lành nghề cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của những người thợ, “con rùa đối trọng” hiện hữu trước sự ngỡ ngàng của cả chủ lẫn khách. Nghề đúc Mỹ Đồng từ đó mà vang xa.
Làng nghề đúc truyền thống Tống Xá – Vạn Điểm, xã Yên Xá , huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống lâu đời với thời gian phát triển gần 900 năm
Thuở xưa, làng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc.
Đặc biệt, phải kể đến những công trình lớn được ghi nhận đó là Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 16,2m, nặng 220 tấn trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, người thợ đúc đồng Ý Yên lại được “chọn mặt gửi vàng” đúc tượng vua Lý Thái Tổ, cao 10,1m, nặng 45 tấn.
Ở công trình này, người thợ đúc đống Ý Yên đã sử dụng công nghệ đúc tượng liền khối cao gần 7m mà chỉ có 1 khuôn, 1 lần đúc- đây là bài toán hóc búa đối với nghề đúc trên Thế giới.
Đúc tượng 14 vị Vua thời Trần đặt tại quần thể di tích lịch sử văn hoá Thiên Trường, tượng Bác Hồ, tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối 35 tấn tại núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tượng Tam thế Phật tổ Như Lai chùa Bái Đính (Ninh Bình) nặng 50 tấn… Ngoài các sản phẩm truyền thống như lư đồng, tượng đồng, các đồ kỷ niệm, đồ lễ, còn có các đồ lưu niệm vừa mang tính thẩm mỹ nghệ thuật lại lâu bền hiệu quả sử dụng cao. Đúc Đồng Huệ Chiến tự hào xuất thân từ cái nôi đúc truyền thống của Tống Xá và hiện có 2 cơ sở, 1 tại làng Tống Xá và 1 tại làng Vạn Điểm, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định.
Làng nghề thủ công làm nón ở làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế là nghề truyền thống có từ hàng trăm năm trước, nơi đây là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.
Nguyên liệu chủ yếu của ngành nghề truyền thống làm nón là lá non của cây bồ qui diệp (hoặc lá dừa, lá gồi) - sau khi hái được phơi khô cho đến khi có màu vàng ươm. Lá không được để khô quá cũng không nên ướt quá, lá cũng cần được ủi phẳng trước khi làm nón, vì vậy mới nói các nghề thủ công ở Việt Nam phát triển được đều nhờ sự tỉ mẩn và cẩn trọng trong từng công đoạn và sự kiên trì của người dân Việt.
Chiếc nón đơn sơ mộc mạc nhưng vì nhờ cách làm nón vô cùng công phu, tỉ mỉ trải qua 15 công đoạn khéo léo và tinh tế nên chiếc nón nào được làm ra từ làng nghề truyền thống Phú Vang đều có độ mỏng thanh, đường kim mũi chỉ đều đặn, chau chuốt và màu sắc hài hoà. Chiếc nón còn được trang trí thêm bằng hoạ tiết đơn giản hoặc các bài thơ hay về non sông đất nước, hoặc thêu tay các hoạ tiết sặc sỡ.
Những người làm nghề thủ công truyền thống làm nón ở Phú Vang luôn có sự sáng tạo độc đáo về mẫu mã và kích thước sản phẩm, tạo nên nét đặc sắc riêng của hàng hóa làng nghề Việt. Chiếc nón lá là sản phẩm làng nghề truyền thống không những dùng để che nắng che mưa cho các bà các chị mà còn được người Việt phương xa trân quí, tự hào còn người nước ngoài thì mua làm quà lưu niệm mỗi khi đến du lịch tại Việt Nam.
Chiếc nón lá nói riêng và nghề truyền thống làm nón lá Phú Vang nói chung là biểu tượng của văn hoá Việt, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
Như vậy, Mây Tre Đan Trà vừa giới thiệu với các bạn 10 Làng nghề truyền thống tiêu biểu ở nước ta. Các làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam vẫn đang trụ vững theo thời gian và không chỉ đang sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống và giá trị văn hoá của đất nước.
Các làng nghề ở Việt Nam tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân quanh vùng, tuy nhiên một số ngành nghề truyền thống đang dần mai một cần được bảo tồn và khôi phục nhanh chóng.
Trong tương lai gần, Mây Tre Đan Trà hy vọng các làng nghề truyền thống ở miền Nam cũng như miền Bắc cùng duy trì và mở rộng phát triển hơn nữa để những nghề truyền thống Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn nữa.
Voucher ưu đãi trang trí nội thất mây tre đan
Săn Voucher ưu đãi giá trực tiếp từ làng nghề mây tre đan Việt Nam
Nghề đúc đồng truyền thống ở Việt Nam đã có từ bao đời nay. Thời Vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng như mũi tên, ngọn giáo. Đến ngày này nước ta vẫn còn duy trì được nhiều làng nghề đúc đồng truyền thống mộc mạc, hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch, khám phá nét văn hóa nghề hấp dẫn. Huệ Chiến xin tổng hợp top 10 làng nghề đúc đồng nổi tiếng nhất Việt Nam
Thôn Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nghề đúc nơi đây, nhiều sản phẩm có giá trị đã được làm ra.
Ông tổ của nghề đúc đồng ở Bằng Châu là thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở làng Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thiền sư là người rất giỏi văn chương và y học. Thời đó, thái tử nhà Đường (Trung Quốc) bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi nên vua Đường phải cho mời ông sang.
Do chữa khỏi bệnh cho thái tử nên ông được vua Đường ban thưởng tùy ý nhưng chỉ nhận đồng đen mang về. Về nước, ông mở nghề đúc đồng rồi sau đó đi khắp nơi để truyền nghề, trong đó có làng Bằng Châu. Vì vậy, dân làng đã tôn ông làm tổ nghề.
Các làng nghề truyền thống Việt Nam đa phần tập trung ở miền Bắc, trong đó có các làng dệt nổi tiếng ở Hà Tây, như làng dệt La Khê, La cả, Cổ Đô, Vân Sa, Phùng Xá, Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội là một làng nghề truyền thống Việt Nam khá nổi tiếng.
Làng nghề thủ công dệt lụa tơ tằm ở Vạn Phúc đã có từ ngàn năm trước, là nơi có nhiều mẫu hoa văn lâu đời bậc nhất Việt Nam, là nơi được chọn để may trang phục cho triều đình. Ứng dụng của các sản phẩm lụa Vạn Phúc đã tạo tiền đề cho ngôi làng trở thành một trong những địa điểm nổi bật trong số các nghề thủ công Việt Nam.
Nhiều loại tơ lụa chất lượng cao được sản xuất tại đây như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, cầu, đũi, kì, nổi tiếng là loại lụa vân, là loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt. Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm nghề truyền thống Vạn Phúc là ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và hoa văn trang trí thì rất đa dạng.
Làng lụa Vạn Phúc có hình ảnh cổ kính, là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và phim ảnh. Người dân làng Vạn phúc tự hào vì nghề lụa là nghề nghiệp truyền thống của họ.
Cùng với làng nghề truyền thống Vạn Phúc Hà Đông, Việt Nam cũng có nhiều làng nghề thủ công dệt vải nổi tiếng như làng nghề truyền thống dệt vải Bảy Hiền – TP HCM, làng lụa Duy Xuyên – Quảng Nam, làng lụa Tân Châu – An Giang,…