Cô Joyce, một nhân viên văn phòng hoạt bát, đang xem qua một tài liệu.
Cô Joyce, một nhân viên văn phòng hoạt bát, đang xem qua một tài liệu.
Quản lý nhân sự là người quản trị tất cả nhân viên trong công ty
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sân bay Tân Sơn Nhất tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng Shopee Express, 247 Express tuyển dụng, …
Hiện nay, có nhiều trung tâm đào tạo, tổ chức cung cấp các khóa học đào tạo và chứng chỉ nghề nghiệp cho nhân viên văn phòng. Các khóa học này bao gồm đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và công việc,…
Các chứng chỉ nghề nghiệp phổ biến nhất cho nhân viên văn phòng bao gồm MOS (Microsoft Office Specialist), ACP (Administrative Certification Program) và CAP (Certified Administrative Professional).
Mức lương của nhân viên văn phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng và vị trí công việc.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo và Quản lý thị trường lao động (FALMI), mức lương trung bình của nhân viên văn phòng ở Việt Nam hiện nay là khoảng từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương trung bình, với các vị trí quản lý hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, mức lương có thể tăng lên rất nhiều.
Việc trở thành một nhân viên văn phòng không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về công nghệ và các phần mềm văn phòng, mà còn cần các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, để phát triển trong nghề nghiệp, nhân viên văn phòng cần tiếp tục học tập và nâng cao kỹ năng của mình.
Về mức lương, thu nhập của nhân viên văn phòng thường khá ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, nó sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Để trở thành một nhân viên văn phòng, có nhiều chương trình đào tạo và các chứng chỉ nghề nghiệp như Quản trị văn phòng, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực và Kế toán. Tuy nhiên, việc học tập không chỉ giúp cho nhân viên văn phòng có nhiều kiến thức hơn mà còn giúp họ trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc.
Tóm lại, nghề nghiệp nhân viên văn phòng là một trong những nghề nghiệp cơ bản và quan trọng của mỗi tổ chức và doanh nghiệp. Nếu bạn có kỹ năng và tố chất phù hợp, hãy cân nhắc trở thành một nhân viên văn phòng và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Nhân viên văn phòng là một trong những bộ phận quan trọng trong đội ngũ nhân sự của một công ty hoặc doanh nghiệp. Đây là những người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công tác liên quan đến hành chính nhân sự.
Nhân viên văn phòng là người chịu trách nhiệm công tác hành chính nhân sự.
Mỗi khi nhắc đến vị trí nhân viên văn phòng, có rất nhiều người nghĩ rằng đây là một công việc đơn giản, an nhàn, không mất nhiều công sức. Nhưng trên thực tế, mỗi công việc đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và nghề nhân viên văn phòng cũng cần đảm trách nhiều nhiệm vụ khó khăn. Ví dụ như nhân viên kế toán, nhân viên văn thư, nhân viên pháp chế, nhân viên marketing, nhân viên tổ chức sự kiện.
Theo Salaryexplorer, tại vị trí bậc thư ký, trợ lý mức lương của một nhân viên văn phòng có thể nhận được là khoảng 4 đến 13 triệu đồng/tháng. Mới mức lương cao hơn sẽ có thêm nhiều yêu cầu về kỹ năng, trình độ. kinh nghiệm tương xứng, đòi hỏi bạn phải là người biết cách sắp xếp công việc hợp lý.
Nhân viên văn phòng ở vai trò quản lý sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh, dao động từ 15 đến 50 triệu đồng/tháng (theo Salaryexplorer). Tuy nhiên, vị trí này rất nhiều áp lực, đòi hỏi chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng ở mọi lĩnh vực. Ngoài ra, bạn còn phải tốt nghiệp chuyên ngành như Quản trị hành chính nhân sự, quản trị kinh doanh,… Đồng thời, phải có nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng ngoại ngữ tốt.
Để trở thành một nhân viên văn phòng giỏi và cần có các kỹ năng, tố chất dưới đây. Nhưng yếu tố này sẽ quyết định việc bạn sẽ thăng tiến như thế nào trong ngành của bạn.
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc của mình, nhân viên văn phòng cần phải sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ. Các công cụ và phần mềm phổ biến nhất trong công việc văn phòng bao gồm:
Trong quá trình làm việc, nhân viên văn phòng cần nắm vững các công cụ và phần mềm trên để thực hiện các nhiệm vụ và công việc hiệu quả. Ngoài ra, các bạn cần cập nhật liên tục về các công nghệ mới để nâng cao năng lực và đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc. Việc sử dụng các phần mềm này không chỉ giúp nhân viên văn phòng thực hiện công việc một cách hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất làm việc.
Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc trong văn phòng, bạn có thể tham khảo thêm về vai trò của nhân viên văn phòng là gì. Tuỳ vào trình độ chuyên môn, họ sẽ có những vai trò cũng như là chức năng riêng biệt. Thế nhưng, nhìn chung vai trò của người nhân viên làm việc tại văn phòng sẽ có những vai trò sau:
Nhân viên văn phòng góp phần quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp
Đối với những công ty có nhiều dự án lớn sẽ cần sự góp sức của nhân viên văn phòng đảm nhiệm hỗ trợ dự án của công ty. Chức năng của họ như sau:
Để trở thành một nhân viên văn phòng đạt chuẩn, chắc chắn bạn phải biết và nắm rõ những yêu cầu cơ bản đối với công việc được giao phó.
Nhân viên phòng văn là người có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng như máy tính, các phần mềm tin học cơ bản như Excel, Powerpoint, Word… máy in, máy scan. Ngoài ra còn có một số công cụ khác phục vụ cho quá trình thực hiện công việc.
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cực kỳ quan trọng không những đối với nhân viên văn phòng mà trong bất kỳ ngành nghề nào. Đối với nhân viên văn phòng, việc trang bị kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt giúp bạn có lợi thế hơn khi trao đổi công việc với đồng nghiệp, truyền đạt thông tin tốt hơn với đối tác, khách hàng công ty một cách mạch lạc và tạo thiện cảm tốt nhất.
Nhân viên văn phòng cần có kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt
Ngoài khả năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng quan trọng không kém. Điều này giúp bạn tiếp nhận thông tin cũng như các ý kiến từ đồng khác, xây dựng niềm tin và giúp người đối việc có cảm giác được tôn trọng khi tiếp xúc với bạn.
Việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ tập thể sẽ giúp ích cho bạn như tạo cơ hội nhìn nhận, đánh giá và sàng lọc ý kiến, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc cho chính bản thân bạn.
Lưu ngay các mẫu cv xin việc file word phổ biến hoặc tạo ngay cho mình CV chuyên nghiệp thông qua CV Form – WowCV của VietnamWorks!
Khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo đối với từng trường hợp, từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Nhân viên văn phòng khi đứng trước một vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, bạn cần tìm ra hướng giải quyết khoa học, hợp lý để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nó đến hiệu quả công việc của bạn.
Đặc biệt, sự đoàn kết trong nội bộ có thể bị chia rẽ nếu bạn không biết cách giải quyết tốt vấn đề.
Với vai trò gương mặt đại diện của công ty, là người chịu trách nhiệm làm việc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đòi hỏi một người nhân viên văn phòng cần có sự chủ động và nhanh nhẹn trong việc xử lý thông tin, tiếp nhận, giải quyết các vấn đề phát sinh tại văn phòng.
Điều này giúp bạn được đồng nghiệp, đối tác cũng như là lãnh đạo đánh giá cao.
Trong việc lưu trữ chứng từ, in ấn và chuyển giao văn bản, đòi hỏi sự cẩn trọng cao độ của nhân viên văn phòng. Bạn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trong công tác truyền tải thông tin khắp các phòng ban hoặc đối tác liên quan.
Vì thế, mỗi việc dù nhỏ nhất cũng cần sự tỉ mỉ từng chi tiết để hạn chế rủi ro nhầm lẫn và mất mát chứng từ.