Phụ Nữ Sau Sinh Nên Ăn Gì

Phụ Nữ Sau Sinh Nên Ăn Gì

Việc sinh mổ hay sinh thường đều đau đớn, tuy nhiên sau phẫu thuật cơ thể người mẹ thường đau đớn và mất sức nhiều hơn. Vậy để giúp các sản phụ nhanh chóng lấy lại sức và vết thương mau lành, một chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất là điều rất quan trọng cần phải lưu ý.

Việc sinh mổ hay sinh thường đều đau đớn, tuy nhiên sau phẫu thuật cơ thể người mẹ thường đau đớn và mất sức nhiều hơn. Vậy để giúp các sản phụ nhanh chóng lấy lại sức và vết thương mau lành, một chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất là điều rất quan trọng cần phải lưu ý.

NHỮNG LƯU Ý KHI PHỤ NỮ SINH CON SAU TUỔI 35

Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png

Sau tuổi 35 – 40 không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Để hành trình sinh con sau tuổi 35, thậm chí sau tuổi 40 diễn ra suôn sẻ, chị em cần lường trước những khó khăn, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đón nhận và vượt qua.“Phụ nữ trên 35 tuổi có nên sinh con không”, “trên 40 tuổi có sinh con được không” là lo lắng thường thấy của chị em lớn tuổi mong có con

Chị Hằng đang trong thời gian nghỉ thai sản và mới nhận được tiền chế độ sinh con. Chị Hằng nghe nói lao động nữ sinh con, ngoài tiền chế độ sinh con thì còn được nhận tiền chế độ dưỡng sức sau sinh.

Chị hỏi: "Chế độ dưỡng sức sau sinh mổ khi nào được chi trả?".

Không phải lao động nữ sinh con nào cũng được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh (Ảnh minh họa: PN).

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Điều 41 Luật BHXH năm 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày.

Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận 30% mức lương cơ sở (hiện nay tương đương 540.000 đồng/ngày).

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điều 103 Luật BHXH năm 2014.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo BHXH Việt Nam, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của chị Hằng là đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sinh con nên chưa đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh con.

BHXH cho biết: "Sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của bạn do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định theo quy định nêu trên".

Như vậy, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh con chỉ dành cho lao động nữ đang còn hợp đồng lao động thì nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm lại sau khi hưởng hết chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi.

Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Nguyên nhân là lao động nữ làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản đã được cơ sở y tế xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm, không đạt điều kiện để nghỉ dưỡng sức.

Trong thời gian gần đây, Nhà thuốc Long Châu nhận được nhiều thắc mắc như: 40 tuổi có nên sinh con không? Không có khoảng thời gian hoàn hảo nào để thụ thai. Tuy nhiên, thường có người nói rằng việc sinh con sau khi bạn đã bước qua tuổi 35 có thể tăng nguy cơ rủi ro. Nhưng sự thực là nhiều phụ nữ vẫn có khả năng mang thai khi họ đã bước qua tuổi 40. Vậy, những gì có thể xảy ra khi bạn sinh con ở độ tuổi này?

Rất nhiều người đang thắc mắc, “40 tuổi có nên sinh con không?” hay “sinh con ở tuổi 40 có tốt không?” Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Mặc dù thời điểm tốt nhất để mang thai và sinh con thường nằm ở cuối tuổi 20 và đầu tuổi 30, nhưng những người quyết định sinh con ở độ tuổi lớn hơn lại có những lợi thế riêng. Dù cơ thể không còn tràn đầy năng lượng như khi còn trẻ, họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.

Họ không còn quá đam mê các hoạt động vui chơi và có sự kiên nhẫn hơn, cũng như ít áp lực tài chính hơn, điều này giúp họ có điều kiện tốt hơn để quan tâm và chăm sóc con cái, cũng như chia sẻ nhiều hơn với con cái.

Lợi ích của việc sinh con ở tuổi 40

Khi mang thai ở tuổi 40, có một số ưu điểm mà không thể bỏ qua:

Phần lớn phụ nữ mang thai trong độ tuổi 35 - 40 thường là những người kết hôn muộn hoặc có kế hoạch sinh con muộn, họ ưu tiên việc phát triển sự nghiệp và trải nghiệm nhiều hơn.

Điều này giúp họ có thời gian để hoàn thiện bản thân và ít nuối tiếc tuổi trẻ hơn so với những người mang thai sớm. Mang thai từ 35 - 40 tuổi, khi họ đã đạt được nhiều mục tiêu, giúp họ tập trung chăm sóc gia đình và con cái một cách toàn tâm toàn ý.

Phụ nữ mang thai trong độ tuổi này thường có tài chính ổn định hơn so với những người trẻ hơn. Họ có khả năng quản lý tài chính tốt hơn và không ngại đầu tư cho con cái để phát triển toàn diện về cả vật chất và tinh thần.

Việc mang thai ở độ tuổi 35 - 40 mang lại lợi thế của kinh nghiệm và sự chín chắn. Phụ nữ ở độ tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có đủ kỹ năng và tài chính vững vàng hơn.

Mặc dù họ có ít sức trẻ và năng lượng so với tuổi 20 - 35, nhưng họ thường giàu kinh nghiệm. Họ cũng có khả năng tương tác khéo léo hơn trong các mối quan hệ gia đình và vợ chồng, để cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con cái một cách tốt hơn.

Các bệnh lý thai kì phức tạp hơn

Ở độ tuổi 40, có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. Các vấn đề về nhau thai và biến chứng sau khi sinh cũng có xu hướng gia tăng.

Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thậm chí thai lưu là rất cao ở người phụ nữ có độ tuổi cao. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ mới sinh bị các bệnh lý bẩm sinh như đái tháo đường loại 1 và tăng huyết áp cũng tăng lên.

Dù đàn ông có thể làm cha ở độ tuổi 60 hoặc 70, nhưng chất lượng của tinh trùng sẽ suy giảm rõ rệt theo tuổi, điều này có thể tăng nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe.

Mặc dù áp lực tài chính ở độ tuổi 40 không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài, việc tích lũy đủ tài chính trước khi nghỉ hưu trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi nuôi con.

Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp khó khăn về việc sinh con.

Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai trong một năm chỉ khoảng từ 40% đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Nhưng đến khi 43 tuổi, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2%, tỷ lệ rất thấp.

Mặc dù khả năng mang thai giảm đi, tỷ lệ sảy thai lại tăng cao sau tuổi 40. Đặc biệt, ở tuổi 40, tỷ lệ sảy thai là 34% và khi đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 53%. Cùng với đó, nguy cơ các vấn đề kháng thể kết hợp với thai kỳ cũng tăng lên.

Mối lo ngại khác khi mang thai ở tuổi 40 là nguy cơ di truyền, ví dụ như hội chứng Down. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh này cho trẻ mới sinh là 1/100, nhưng đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đáng kể lên 1/30.

Vì vậy, việc thực hiện các kiểm tra sàng lọc để phát hiện các dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA từ tế bào thai, chọc dịch ối hoặc thậm chí sinh thiết gai nên được xem xét cẩn thận.