Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh có những phán đoán nhầm lẫn khi cho rằng con mình có khả năng bị mắc chứng tự kỷ. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh, giảng viên và sinh viên hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ, để phân biệt trẻ tự kỷ và những trẻ khác.
Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh có những phán đoán nhầm lẫn khi cho rằng con mình có khả năng bị mắc chứng tự kỷ. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh, giảng viên và sinh viên hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ, để phân biệt trẻ tự kỷ và những trẻ khác.
- Theo hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5), trẻ có chẩn đoán bị tự kỉ phải thỏa mãn những tiêu chí sau:
A: Khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội. Trẻ mắc ASD cần thỏa mãn đủ cả 3 tiêu chuẩn: 1) Trẻ biểu hiện thờ ơ, vô cảm, không chia sẻ tình cảm, sở thích của mình với người khác. Trong giao tiếp xã hội trẻ không thể lằm quen, nhập chuyện và ứng xử đối đáp bình thường. 2) Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn đạt bằng điệu bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt. 3) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy trì tình bạn, thiếu khả năng chơi giả vờ, và không có hứng thú sinh hoạt chung theo nhóm.
B: Những mẫu hành vi, sở thích, hoặc hoạt động thu hẹp, lặp đi lặp lại. Trẻ ASD ít nhất thỏa mãn 2 trong 4 tiêu chuẩn: 1) Trẻ nói lặp lại. Hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn. Ví dụ, họ có thể đặt các vật dụng của mình ở một vị trí nhất định trên bàn làm việc hoặc chọn bắt đầu và kết thúc ngày làm việc vào một thời điểm chính xác
2) Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen, thường chống lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hằng ngày. 3) Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích nhất định, lâu dài và hạn chế, ví dụ như quan tâm đến 1 đồ vật nhất định. 4) Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, nhạy cảm quá mức đối với âm thanh Nhóm C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc trẻ còn nhỏ tuổi nhưng, có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã hội vượt xa so với khả năng hạn chế của trẻ. Nhóm D: Những triệu chứng nêu trên có ảnh hưởng đối nghịch và hạn chế khả năng sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nhóm E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ. Cận lâm sàng Thang điểm tự kỷ ở trẻ em (CARS) Thang CARS gồm mười lăm lĩnh vực với tổng 60 điểm: Chấm 1 - 4 điểm/lĩnh vực (1 là bình thường, 4 là bất thường nặng). Cận lâm sàng: Xét nghiệm về di truyền, điện não đồ , chụp CT/MRI sọ não. Chẩn đoán phân biệt ASD ở trẻ em bao gồm - Chậm phát triển trí tuệ. - Rối loạn giao tiếp xã hội. - Rối loạn ngôn ngữ. - Rối loạn học tập dựa trên ngôn ngữ. - Rối loạn học tập phi ngôn ngữ. - Khiếm thính. - Hội chứng Landau-Kleffner. - Hội chứng Rett. - Rối loạn tăng động giảm chú ý. - Rối loạn lo âu. - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. - Rối loạn Tic / hội chứng Tourette.