Video thực tế hình ảnh sản phẩm gạo basmati truyền thống Malika
Video thực tế hình ảnh sản phẩm gạo basmati truyền thống Malika
Địa chỉ: 571/3H Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
Thời gian: T2-T7: 8:00 – 17: 30; CN: 8:00 – 12:00
Qua Zalo/ Call – Nhanh nhất qua Zalo
+ Khách Lẻ: 0916853968 – 0938711019
Thực phẩm Ấn Độ: https://indianfoods.com.vn/
Đặc sản Miền Tây Nam Bộ: https://www.khoca.com.vn/
Đặc sản Việt Nam và Thế Giới: https://vove.com.vn/
Cảm ơn quý khách đã ủng hộ VOVE/INDIANFOODS trong hơn 10 năm qua và chúng tôi hứa luôn hoàn thiện mình hơn nữa để luôn đem đến những sản phẩm tốt, Tử Tế nhất đến mọi nhà.
Gạo 100% nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm như sản xuất bún, phở, cơm tấm hoặc có thể sản xuất bia, thức ăn chăn nuôi...
Ngày 4/1/2021, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên, quốc gia này xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã bắt đầu nhập khẩu ngũ cốc từ "đối thủ" Ấn Độ sau nhiều thập kỷ khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Hãng tin Reuters xác nhận thông tin từ ông B.V.Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, Việt Nam bắt đầu mua gạo từ quốc gia này và đây là lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Cụ thể, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các chuyến hàng tháng 1 và tháng 2/2021 với giá khoảng 310 USD/tấn theo phương thức giao hàng lên tàu (FOB). Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán trong khoảng từ 500-505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 381-387 USD/tấn.
Đại diện Hiệp hội Xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, nhu cầu mạnh mẽ từ các nước châu Á và châu Phi cũng đã làm tăng giá gạo Ấn Độ nhưng mức giá của họ vẫn rất cạnh tranh do nguồn cung dồi dào. Ấn Độ dự đoán Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn miễn là vẫn còn chênh lệch về giá.
Vào tháng 12/2020, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng bắt đầu mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên sau ít nhất ba thập kỷ do nguồn cung từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam bị thắt chặt và đề nghị giảm giá mạnh.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, năm 2020, Ấn Độ đã xuất khẩu 14 triệu tấn gạo, con số được cho là kỷ lục.
Do gạo tấm có ưu điểm giá rẻ hơn các loại gạo nguyên hạt, có nhiều kích cỡ nên có thể sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm, tùy thuộc vào mục đích khác nhau. Loại gạo này cũng có thể sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và cho các nhà máy bia.
Còn theo một số doanh nghiệp, do nhu cầu đối với chủng loại gạo tấm phục vụ cho mục đích làm bột, bánh, bún, phở và cơm tấm đang gia tăng ở trong nước, trong khi nguồn cung của phân khúc này lại thiếu hụt, không đủ để phục vụ nên nhập khẩu cũng là lẽ thường tình.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85%, xuống 42,69 triệu tấn, tương đương khoảng 21,35 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào năm 2020 được dự báo sẽ giảm 3,5% xuống còn 6,15 triệu tấn.
Việt Nam đã nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ trong 5 tháng 2023, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Nguồn tin mới nhận từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Tổng cục Ngoại thương, cơ quan thuộc Bộ Công thương Ấn Độ, hôm 20/7 đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường ((Phi Basmati).
Quyết định của cơ quan chức năng nước này về cấm xuất khẩu gạo tẻ thường có hiệu lực ngay lập tức.
Theo đó, chỉ một số trường hợp được tiếp tục xuất khẩu gồm: Lô hàng bắt đầu đưa lên tàu trước thời điểm thông báo.
Các lô hàng đã có hóa đơn vận tải đã được điền, con tàu đã cập cảng Ấn Độ và thứ tự bốc hàng lên tàu đã được cấp.
Lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi Thông báo và đã được đăng ký trên hệ thống hải quan điện tử hoặc lô hàng đã đưa vào kho hải quan để xuất khẩu trước thời điểm Thông báo. Thời điểm xuất khẩu các lô hàng này là đến 31/8/2023.
Lô hàng được xuất khẩu theo giấy phép của Chính phủ Ấn Độ tới các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu An ninh lương thực và dựa trên đề nghị của Chính phủ nước đó.
Số liệu của Bộ Công thương Ấn Độ, trong tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục từ Ấn Độ, đạt khoảng 101 nghìn tấn, tăng 56,64% so với tháng 5 năm 2022, vươn lên đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ tính về khối lượng.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Cơ quan Thương vụ cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ cần liên hệ ngày với các đối tác xuất khẩu để kiểm tra tình trạng hàng hóa và đề nghị doanh nghiệp Ấn Độ liên hệ ngay với văn phòng Tổng cục Ngoại thương ở các khu vực để được hướng dẫn.
Những năm gần đây, nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam tăng vọt, nhất là với mặt hàng gạo tấm. Giá gạo nhập khẩu rẻ nhờ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% từ Ấn Độ theo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).
Theo các doanh nghiệp, gạo nhập từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thương mại gạo trong nước lo ngại nhất là việc quản lý gạo nhập khẩu không chặt, dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp nhập gạo về, trà trộn xuất xứ gạo Việt Nam để xuất đi.
Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre vừa tạm giữ 1.040 bao gạo trắng nhập khẩu từ Ấn Độ (tương đương 52 tấn) không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Tổng trị giá hàng hóa là trên 600 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tạm giữ số lượng gạo vi phạm trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Bến Tre) cho biết, trước tình hình mặt hàng gạo ngoại nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn, ảnh hưởng đến thị trường gạo trong nước, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng gạo.
Gạo Swarna hay còn biết đến với tên gọi gạo Mansuri là một trong những loại gạo Ấn Độ ngon, tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường.
Cùng với việc xuất khẩu gạo - mặt hàng nông nghiệp chủ lực với nhiều sản phẩm gạo ngon bậc nhất thế giới, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành nhập khẩu gạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Vậy thủ tục nhập khẩu gạo Swarna được tiến hành như thế nào? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Trường Thành Logistics.
Xu hướng tìm mua gạo Basmati ngày càng do nhu cầu tìm loại gạo nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân của mình và đặc biệt đối bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh tiểu đường.
Các bạn sẽ không còn phải băn khoăn về việc tìm kiếm đơn vị để chọn mua sản phẩm này nữa bởi đã có một địa chỉ đáng tin cậy mà quý khách hàng có thể gửi gắm niềm tin đối với sản phẩm gạo Basmati truyền thống chính gốc đó chính là VOVE. Chúng tôi nhập khẩu chính gốc các loại nông sản và thực phẩm từ Ấn Độ và phân phối đến tận tay người tiêu dùng trên cả nước.
Với phương châm kinh doanh mang đến cho mọi khách hàng sản phẩm Chính gốc - Thượng hạng - Tận tâm - Chuyên nghiệp nên các bạn hoàn toàn yên tâm khi mua hàng tại VOVE. Giá gạo Basmati truyền thống do chúng tôi cung cấp cạnh tranh cùng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách thân thiết.