Xuất siêu là thuật ngữ trong kinh tế mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn hơn 0 (zero). Trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sẽ được gọi là xuất siêu.
Xuất siêu là thuật ngữ trong kinh tế mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn hơn 0 (zero). Trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sẽ được gọi là xuất siêu.
Theo như định nghĩa khái niệm xuất siêu là gì, để tính được giá trị xuất siêu (và cả nhập siêu), trước hết ta cần phải tính được sự chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu).
Nếu tổng giá trị xuất khẩu vượt qua tổng giá trị nhập khẩu (tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thặng dư (lớn hơn 0) và được gọi là xuất siêu.
Còn ngược lại nếu tổng giá trị nhập khẩu vượt qua tổng giá trị xuất khẩu (tổng giá trị xuất khẩu bé hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thâm hụt (bé hơn 0) và được gọi là nhập siêu. Và cuối cùng nếu cán cân bằng 0 thì nền kinh tế đạt trạng thái hiệu quả nhất.
Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu:
Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu - Nhập khẩu
Lưu ý: Nếu ra âm phải có dấu (-) phía trước
Năm 2022, Việt Nam ước tính xuất khẩu đạt 30,32 tỷ USD và nhập khẩu đạt 30,3 tỷ USD. Vậy cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 là xuất siêu do:
Xuất khẩu - Nhập khẩu = 30,32 - 30,3 = 0,02 (tỷ USD)
Khác với nhập siêu có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế, xuất siêu hầu như chỉ có tác động tích cực, cụ thể như sau:
Trên đây là những thông tin về xuất siêu là gì và những vấn đề xoay quanh khái niệm này mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Nếu có thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi tại tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp và đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người nhé!
Khi đăng ký xe máy, các chủ xe phải đóng lệ phí trước bạ hay thường được gọi là thuế trước bạ. Vậy, thuế trước bạ xe máy hiện nay là bao nhiêu? Tính thế nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu xe máy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP thuế trước bạ xe máy được tính dựa theo giá tính thuế trước bạ và mức thu thuế trước bạ theo tỷ lệ phần trăm.
Thuế trước bạ xe máy phải nộp = Giá tính thuế trước bạ x Mức thu thuế trước bạ theo tỷ lệ phần trăm
Giá tính thuế trước bạ là giá tại Quyết định về Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 2353/QĐ-BTC.
Trong đó kiểu loại xe được xác định dựa vào các chỉ tiêu loại phương tiện, nhãn hiệu, kiểu loại xe, thể tích làm việc hoặc công suất động cơ, số người cho phép chở của xe, nguồn gốc sản xuất xe trên Giấy chứng nhận hoặc Thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại.
Đơn vị tính chỉ tiêu thể tích làm việc quy đổi làm tròn đến một chữ số thập phân: ≥ 5 làm tròn lên, < 5 làm tròn xuống. Giá tính thuế trước bạ tại Bảng giá được xác định dựa vào nguyên tắc đảm bảo phù hợp với giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường tại thời điểm xây dựng Bảng giá.
Giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường của từng xe máy được căn cứ vào các cơ sở dữ liệu theo quy định.
Nếu phát sinh xe máy mới mà tại thời điểm nộp tờ khai thuế trước bạ chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ thì căn cứ vào cơ sở dữ liệu để quyết định giá tính thuế trước bạ của từng loại xe máy mới phát sinh.
Nếu phát sinh xe máy mới chưa có trong Bảng giá hoặc xe máy có trong Bảng giá mà giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường tăng hoặc giảm từ 5% trở lên so với giá tại Bảng giá thì Cục Thuế tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính trước mùng 05 của tháng cuối quý.
Bộ Tài chính ban hành Quyết định về Bảng giá điều chỉnh, bổ sung trước ngày 25 của tháng cuối quý để áp dụng kể từ ngày đầu tiên của quý tiếp theo. Bảng giá điều chỉnh, bổ sung được ban hành kèm quy định về ban hành Bảng giá hoặc dựa vào vào trung bình cộng giá tính thuế trước bạ của cơ quan thuế các địa phương.
Xe máy của các tổ chức, cá nhân tại các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh có trụ sở thì nộp thuế trước bạ lần đầu với mức thu là 5%, nộp thuế trước bạ từ lần thứ 02 trở đi mức thu là 1%.
Trường hợp chủ xe máy đã kê khai, nộp thuế trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao xe máy cho tổ chức, cá nhân ở thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi có Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở thì nộp thuế trước bạ với mức thu là 5%.
Trường hợp xe máy đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng xe máy tiếp theo nộp thuế trước bạ theo mức thu 1%.
Địa bàn đã kê khai, nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” và “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký xe máy hoặc giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe máy và được xác định dựa theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai thuế trước bạ.
Trong năm 2022, Việt Nam đã có một thành tựu nổi bật về kinh tế với xuất siêu cao hơn năm 2021. Trong đó có 3 thị trường quốc gia Việt Nam xuất siêu lớn với tổng mức xuất siêu xấp xỉ 11,4 tỷ USD là: Mỹ, Hà Lan và Hồng Kông
Đứng thứ nhất là thị trường Mỹ với mức xuất siêu cao gấp 10 lần so với thị trường đứng nhì, tăng cao so với năm ngoái là 94,92 tỷ USD so với 80,99 tỷ USD và 86,8% so với 816% (lớn hơn cả về mặt tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu)
Trong đó có 12 mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu với Mỹ có quy mô lớn. Lớn nhất là mặt hàng máy móc với 20,18 tỷ USD, mặt hàng may dệt với 17,36 tỷ USD, mặt hàng máy tính với 15,94 tỷ USD, mặt hàng điện thoại với 11,88 tỷ USD, mặt hàng giày dép với 9,62 tỷ USD, mặt hàng gỗ với 8,66 tỷ USD cùng một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch.
Nguyên nhân dẫn đến xuất siêu sang Mỹ: cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Mỹ khá đông (khoảng 2 triệu người); Mỹ đầu tư số vốn lớn ở Việt Nam; Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (tổng mức nhập khẩu của Mỹ vào năm 2022 lên đến khoảng 2,8 nghìn tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu vào Mỹ của nước ta mưới chiếm gần 3,9%); hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào Mỹ có giá tương đối rẻ; lượng khách Mỹ đến Việt Nam khá đông.
Đứng vị trí thứ hai là Hà Lan với mức xuất siêu lớn hơn Xuất siêu sang Hà Lan lớn hơn năm 2021 cả về mức tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu tương ứng với 9,76 tỷ USD so với 7 tỷ USD và 93,5% so với 91,1%
Các nhiều nguyên nhân xuất siêu sang Hà Lan. Về mặt đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam 2022 vào Hà Lan chiếm 11,4% tổng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Hà Lan năm 2022 (đạt trên 616 tỷ USD). Mặt hàng xuất khẩu sang Hà Lan không nhiều nhưng có có quy mô lớn như: máy tính, giày dép, dệt may (đạt trên 1 tỷ USD).
Trong 28 mặt hàng chủ yếu, có 23 mặt hàng tăng, trong đó máy móc là mặt tăng cao trên 1 tỷ USD. Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu từ Hà Lan của nước ta thấp và giảm (668,8 triệu USD so với 687 triệu USD).
Đứng vị trí cao thứ ba là thị trường Hồng Kông với quy mô xuất siêu khá cao (tỷ lệ xuất siêu lên đến 82,6%). Tuy là một quốc gia có dân số trung bình ít (khoảng 7,5 triệu người) nhu cầu nhập khẩu hàng từ nước của Hồng Kông là khá cao đứng thứ 5 sau các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (10,94 tỷ USD)
Trong số 8 mặt hàng Hồng Kông nhập khẩu từ Việt Nam đạt quy mô trên 100 triệu USD, thì máy tính và điện thoại là 2 mặt hàng đạt quy mô lớn (tương ứng 5,88 tỷ USD và 2,05 tỷ USD). Hồng Kông là quốc gia đứng thứ 5 trong các quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm thương mại và thương cảng lớn của thế giới.