Làng Háo Hức Thái Nguyên là điểm đến du lịch sinh thái xanh mát, trong lành với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị dành cho các bạn nhỏ.
Làng Háo Hức Thái Nguyên là điểm đến du lịch sinh thái xanh mát, trong lành với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị dành cho các bạn nhỏ.
Trong số các nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt và kì công nhất phải kể đến làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm ở Làng Chuôn Ngọ huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Nét đặc sắc của nghề truyền thống này đó là dùng vỏ trai, vỏ ốc để làm nên những bức chạm khảm cực đẹp. Nghệ nhân ở làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ dùng những kỹ thuật cao và bàn tay kheo léo để làm cho những mảnh trai trở nên phẳng mịn, không bị gãy vụn và được đục gắn xuống gỗ vừa vặn. Nghề truyền thống khảm trai đòi hỏi công đoạn chọn vỏ trai, vỏ ốc cũng rất quan trọng.
Bí quyết lựa chọn nguyên liệu là chọn trai có loại cánh nhỏ, sẫm màu, có loại thịt trắng, vỏ mình dày, có loại nhiều vân, ốc xà cừ, đặc biệt vỏ trai “Cửu Khổng” có vân, màu sắc phong phú như cầu vồng dùng để khảm núi non, cánh phượng,… Hiện nay, vì nguồn nguyên liệu cạn kiệt, các làng nghề truyền thống khảm trai sử dụng nguyên liệu nhập từ Indonesia, Singapore, Trung Quốc,…
Các làng nghề Việt Nam, đặc biệt là Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ luôn nâng cấp chất lượng, kỹ thuật, đây là điều quyết định chất lượng khác biệt so với các vùng khác.
Bí kíp để các mảnh trai gắn vào gỗ được thẳng mà không bị vỡ, những người thợ lành nghề của làng thủ công mỹ nghệ Chuôn Ngọ mài vỏ trai rồi ngâm rượu, hơ lửa rồi mới chẻ róc, cưa, đục.
Các bức tranh làng nghề truyền thống thường là các tác phẩm chạm khảm hoành phi, câu đối trong đình đền, hoạ tiết trang trí trên sập gụ, tủ chè, tranh treo tường. Ngày nay ngành nghề truyền thống này còn dần xuất hiện nhiều hoạ tiết trên hộp đựng trà, ống đũa, bát đĩa, tranh lưu niệm.
Cũng giống như các làng nghề thủ công khác, làng nghề khảm trai Khuôn Ngọ cũng trải qua thăng trầm và đang dần mai một, nhưng may mắn là vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết giữ gìn làng nghề nhằm lưu giữ giá trị truyền thống.
Làng nghề Đại Bái thuộc địa phận xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Làng nghề xuất hiện lâu đời, từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta tuy nhiên, Đại Bái chỉ thực sự phát triển mạnh từ triều Lý với công đầu trong việc phát triển làng nghề này thuộc về Thái úy Nguyễn Công Truyền. Ông là người đã sáng tạo ra nghề gò đồng và truyền dạy lại cho con cháu. Sau khi ông mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ và vinh danh ông là ông tổ nghề.
Ngày nay, qua hơn 1000 năm phát triển, đúc đồng Đại Bái nổi tiếng khắp cả nước và còn được nhiều du khách nước ngoài biết tới như là cái nôi của nghề đúc đồng Việt. Ở Đại Bái, chúng ta thấy có sự chuyên môn hóa sản xuất rất chặt chẽ. Các công đoạn riêng biệt đạt tới độ chuyên môn cao, mang bí quyết gia truyền riêng biệt.
Đến với Đại Bái, ta sẽ thấy hàng loại những sản phân vô cùng tinh xảo, độc đáo như đồ đồng thờ cúng, tranh đồng, trống đồng hay những bức tượng đồng và đồ đồng phong thủy….
Có thể một số trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng: những sản phẩm này thì có thể tìm thấy ở bất kỳ làng nghề nào dù lớn hay nhỏ nhưng nếu bạn là người hiểu Đại Bái thì sẽ thấy ở nó toát lên một nét “ hồn Đại Bái” mà không một sản phẩm nào khác có thể làm được. Hơn thế nữa, sản phẩm đồng Đại Bái còn mang giá trị thẩm mĩ rất cao được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Nghề đúc đồng làng Chè – Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.
Làng Trà Đông, xưa kia gọi là Sơn Trang, tên nôm là Kẻ Chè, một vùng đất cổ cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 12 km về phía Tây Bắc, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. 20 năm cuối thế kỷ XX, làng nghề đúc đồng Trà Đông trở nên sa sút vì hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại.
Tuy nhiên, nhờ tâm huyết của những nghệ nhân còn yêu nghề tiếc nghề, nghề đúc đồng Trà Đông dần được khôi phục. Các sản phẩm làm ra vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được và mới đây, nghề đúc đồng làng Trà Đông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề thủ công truyền thống làm mộc nằm ở thôn Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã có lịch sử nghìn năm tuổi và được công nhận là “Làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam”.
Làng nghề truyền thống Chàng Sơn có chữ “Chàng” mang tên của một dụng cụ để làm nghề mộc. Nơi đây sử dụng đa dạng gỗ để chạm khắc kiến trúc, nội thất, đồ thờ cúng, làm nhà, tạo tác đồ gỗ cao cấp ( bàn ghế, sập, tủ, đôn,..) và tạc tượng gỗ các lọai.
Sản phẩm chạm khắc gỗ ở làng nghề thủ công này có nhiều chi tiết phức tạp, tinh xảo nên nguyên liệu làm ra sản phẩm phải được tuyển chọn kỹ càng, đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng như có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít cong vênh,… Hơn thế nữa, nghề thủ công này cũng đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ và tay nghề cao.
Làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn có tác phẩm nổi tiếng ”18 vị La Hán chùa Tây Phương” vô cùng tinh xảo, công phu, sống động, được kết hợp hài hòa trong vật liệu, kết cấu, hình khối, được coi là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đương thời.. Các sản phẩm nghề truyền thống thường có hoa văn độc đáo, nét chạm trổ thủ công cổ kính và hiện đại, góp phần làm phong phú đồ thủ công truyền thống Việt Nam.
Giống như ở các làng nghề truyền thống khác, Chàng Sơn luôn có không khí lao động sản xuất hăng say, nhộn nhịp, nhưng sản phẩm ở đây luôn có nét chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo, luôn được các nghệ nhân thổi hồn vào những nét chạm khắc khiến chúng uyển chuyển chứ không thô kệch, cứng nhắc, điều này làm cho làng nghề thủ công Chàng Sơn có thể tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.
Các làng nghề truyền thống Việt Nam đa phần tập trung ở miền Bắc, trong đó có các làng dệt nổi tiếng ở Hà Tây, như làng dệt La Khê, La cả, Cổ Đô, Vân Sa, Phùng Xá, Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội là một làng nghề truyền thống Việt Nam khá nổi tiếng.
Làng nghề thủ công dệt lụa tơ tằm ở Vạn Phúc đã có từ ngàn năm trước, là nơi có nhiều mẫu hoa văn lâu đời bậc nhất Việt Nam, là nơi được chọn để may trang phục cho triều đình. Ứng dụng của các sản phẩm lụa Vạn Phúc đã tạo tiền đề cho ngôi làng trở thành một trong những địa điểm nổi bật trong số các nghề thủ công Việt Nam.
Nhiều loại tơ lụa chất lượng cao được sản xuất tại đây như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, cầu, đũi, kì, nổi tiếng là loại lụa vân, là loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt. Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm nghề truyền thống Vạn Phúc là ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và hoa văn trang trí thì rất đa dạng.
Làng lụa Vạn Phúc có hình ảnh cổ kính, là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và phim ảnh. Người dân làng Vạn phúc tự hào vì nghề lụa là nghề nghiệp truyền thống của họ.
Cùng với làng nghề truyền thống Vạn Phúc Hà Đông, Việt Nam cũng có nhiều làng nghề thủ công dệt vải nổi tiếng như làng nghề truyền thống dệt vải Bảy Hiền – TP HCM, làng lụa Duy Xuyên – Quảng Nam, làng lụa Tân Châu – An Giang,…