Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì kỹ sư phần mềm là một trong những ngành hot hiện nay. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương cao chính là điều hấp dẫn của công việc này. Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành kỹ sư phần mềm thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì kỹ sư phần mềm là một trong những ngành hot hiện nay. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương cao chính là điều hấp dẫn của công việc này. Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành kỹ sư phần mềm thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Kỹ sư phần mềm cơ sở (Junior Software Engineer): Kỹ sư mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản như viết code, kiểm thử phần mềm, sửa lỗi,…
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer): Sau một vài năm kinh nghiệm, bạn sẽ được thăng tiến lên cấp bậc Kỹ sư với nhiều trách nhiệm hơn, bao gồm thiết kế hệ thống phần mềm, phát triển phần mềm, viết tài liệu kỹ thuật,… Bạn cần có khả năng làm việc độc lập và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Kỹ sư phần mềm cao cấp (Senior Software Engineer): Bạn là chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm với nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về các công nghệ phần mềm mới nhất. Bạn có khả năng dẫn dắt các dự án phần mềm lớn và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất.
Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect): Chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống phần mềm, có khả năng xây dựng quy trình làm việc cho nhóm kỹ thuật.
Quản lý kỹ thuật (Technical Manager): Chịu trách nhiệm quản lý một nhóm kỹ sư. Bạn cần có khả năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý công việc hiệu quả.
Giám đốc công nghệ (CTO): Đây là vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp của một kỹ sư. Chịu trách nhiệm về chiến lược công nghệ của một công ty. Bạn cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng đánh giá các công nghệ mới và sở hữu khả năng lãnh đạo vượt trội.
Một người có khả năng tư duy logic sẽ kết hợp lý trí, ý tưởng và suy luận để đưa ra trình tự giải vấn đề một cách hợp lý nhất. Đây là điều quan trọng đối với người kỹ sư phần mềm, khi họ phải theo xuyên suốt cả quá trình tạo ra hệ thống phần mềm từ giai đoạn thảo luận cùng khách hàng, phối hợp cùng đồng nghiệp cho đến khâu cuối cùng là kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy tư duy logic sẽ giúp ích cho kỹ sư phần mềm “cân đo đong đếm” giữa nhu cầu khách hàng và nguồn lực công ty để mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tư duy logic giúp người kỹ sư phần mềm xử lý và giải quyết vấn đề hợp lý nhất (Nguồn: Internet)
Sản phẩm ngay tại thời điểm tạo ra đã hoàn chỉnh nhưng trong tương lai có thể phát sinh các lỗi, sai sót nhất là các sản phẩm công nghệ, phần mềm. Vì vậy kỹ sư phần mềm phải dự báo được các rủi ro để hoạch định các phương pháp giải quyết. Tùy từng trường hợp lỗi, họ sẽ có những phương án dự phòng phù hợp nhất.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống
Kỹ sư phần mềm phải lường trước các rủi ro và có phương án để giải quyết (Nguồn: Internet)
Kỹ sư phần mềm không chỉ làm việc trực tiếp với khách hàng mà họ còn phải phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp của mình như lập trình viên, nhân viên thiết kế website, designer,... Do đó nếu có khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp ích cho họ trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện từ nhiều ý kiến đóng góp của mọi người.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp kỹ sư phần mềm tạo ra được sản phẩm hoàn thiện (Nguồn: Internet)
Một khi đã nắm được nhu cầu của khách hàng, với chuyên môn, kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình kỹ sư phần mềm sẽ lên ý tưởng thiết kế hệ thống phần mềm. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách công việc gì?
Kỹ sư phần mềm sẽ lên ý tưởng thiết kế chương trình ứng dụng mới sau khi đã thu thập thông tin từ khách hàng (Nguồn: Internet)
Bước đầu hoàn thành thiết kế hệ thống chương trình hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với đội ngũ lập trình viên. Kỹ sư phần mềm sẽ trình bày, giải thích rõ yêu cầu khách hàng để lập trình viên hiểu rõ và tiến hành viết chương trình.
Kiểm tra bảo trì và nâng cấp là bước rất quan trọng. Thông thường, các ứng dụng trên điện thoại cần được cập nhật, nâng cấp và đối với phần mềm, ứng dụng cũng vậy. Kỹ sư phần mềm phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên để tiến hành khắc phục, nâng cấp khi gặp vấn đề.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt kỹ sư phần mềm và lập trình viên qua những yếu tố sau đây:
Các thuật toán chính là tập hợp những lệnh phải thực hiện theo thứ tự hợp lý để có được kết quả đầu ra tốt nhất. Thuật toán cũng là phương pháp giải quyết vấn đề. Việc dùng cấu trúc dữ liệu và thuật toán sao cho hợp lý là điều quan trọng của các kỹ sư phần mềm. Do đó, đây là một trong số kỹ năng làm việc quan trọng cần có của mọi kỹ sư phần mềm.
Nhiều người vẫn cho rằng kỹ sư phần mềm chỉ làm việc trên máy tính nên không cần đến kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm bởi trong mọi công việc nào, giao tiếp chính là chìa khóa vàng. Các nhà tuyển dụng kỹ sư phần mềm luôn muốn tìm kiếm ứng viên có khả năng truyền đạt ý tưởng, nội dung công việc rõ ràng, đầy đủ, súc tích.
Đặc biệt, kỹ năng này càng trở nên cần thiết bởi họ phải làm việc với người không chuyên về kỹ thuật hay hướng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng. Vị trí này còn phải cộng tác với các bộ phận khác nên sở hữu kỹ năng giao tiếp sẽ giúp truyền đạt công việc đơn giản nhất có thể.
Công nghệ là lĩnh vực không ngừng thay đổi. Có thể kiến thức hôm nay của bạn sẽ lỗi thời, không còn được áp dụng nữa trong ngày mai. Vậy điều cần làm lúc này của kỹ sư phần mềm là gì? Bạn cần có tinh thần tự học, tò mò để tìm hiểu những kiến thức, vấn đề liên quan. Thường xuyên nhìn vào quy trình cũ với góc nhìn và tư duy mới cũng là cách để bạn cải tiến sản phẩm, phát triển nghề nghiệp tốt hơn.
Để trở thành lập trình viên thành công thì việc trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần làm. Bởi trong quá trình làm việc, sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề, tình huống phát sinh về kỹ thuật, phần mềm hay các nhân sự với nhau. Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm là tìm cách giải quyết từng vấn đề hiệu quả, đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy và không khiến người khác khó chịu.
Cởi mở với những phản hồi là kỹ năng làm việc cần thiết mà nhà tuyển dụng kỹ sư phần mềm thường tìm kiếm trong các cuộc phỏng vấn kỹ sư phần mềm. Các ứng viên ứng tuyển kỹ sư phần mềm cần chấp nhận phản hồi tích cực lẫn tiêu cực và biết cách áp dụng chúng phù hợp.
Tham gia ứng tuyển ngay! Cơ hội trúng tuyển và làm việc tại công ty hàng đầu xịn:
Để trở thành lập trình viên thành công thì việc trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần làm
Hiện nay, công nghệ thông tin đang nằm trong Top ngành nghề có mức lương cao nhất. Trong đó, kỹ thuật phần mềm hay kỹ sư phần mềm là chuyên ngành được đánh giá có mức lương khá hấp dẫn.
Tại Việt Nam, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường dao động từ 6 – 10 triệu/tháng, cấp độ quản lý từ 15 – 30 triệu/tháng. Với những lập trình viên có kinh nghiệm, sở hữu kiến thức về Blockchain thì mức lương có thể cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào hiệu quả công việc tạo ra, quy mô hoạt động, chính sách của từng công ty,…
Để làm việc trong ngành công nghệ thông tin nói chung và vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng, ứng viên cần đảm bảo trình độ chuyên môn của mình. Các bạn có thể lựa chọn các ngành học như công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,… để có được nền tảng chuyên môn vững vàng cũng như nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sân bay Tân Sơn Nhất tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng Shopee Express, 247 Express tuyển dụng, Gemadept tuyển dụng,…